Một số điều cơ bản cần phải biết khi sử dụng Pascal



 
Trang ChínhShopGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Một số điều cơ bản cần phải biết khi sử dụng Pascal

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
halovn113
halovn113
Tước hiệuModerators

Moderators


Thông TinPosts : 38
Rep : 2002

Tài Sản của halovn113

Pet:
TomoyoLucia

List Nhạc:

Một số điều cơ bản cần phải biết khi sử dụng Pascal Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số điều cơ bản cần phải biết khi sử dụng Pascal   Một số điều cơ bản cần phải biết khi sử dụng Pascal I_icon_minitimeTue Jan 22, 2013 4:19 pm

Chúc các thành viên trong diễn đàn 11B1 của chúng ta có một ngày thật tốt lành nhé
1/Cơ bản cần thiết:
A. Các tập tin cần thiết khi lập trình với Turbo Pascal

Để lập trình được với Turbo Pascal, tối thiểu cần 2 file sau:

TURBO.EXE: Dùng để soạn thảo và dịch chương trình.
TURBO.TPL: Thư viện chứa các đơn vị chuẩn để chạy với TURBO.EXE.

Ngoài ra, muốn lập trình đồ hoạ thì phải cần thêm các tập tin:

GRAPH.TPU: Thư viện đồ hoạ.
*.BGI: Các file điều khiển các loại màn hình tương ứng khi dùng đồ hoạ.
*.CHR: Các file chứa các font chữ đồ họa.

B. Các bước cơ bản khi lập một chương trình Pascal

Bước 1: Soạn thảo chương trình.

Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.

Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl-F9).
C. Cấu trúc chung của một chương trình Pascal

{ Phần tiêu đề }

PROGRAM Tên_chương_trình;

{ Phần khai báo }

USES ......;

CONST .....;

TYPE .......;

VAR ........;

PROCEDURE ............;

FUNCTION ..............;

...............

{ Phần thân chương trình con }
BEGIN

...........{Chương trình}

END.
Trong đó bắt buộc phải có phần chương trình và Begin.... End.
Phần khai báo KHÔNG BẮT BUỘC phải có nhưng nếu có sử dụng biến thì phải khai báo. (chẳng hạn nếu biết chương trình độc lập nhỏ thì không cần sử dụng "program").
2/Kiểu dữ liệu
Pascal gồm các kiểu đơn lẻ như integer, char, boolean, kiểu đoạn con,... Ngoài ra còn kiểu cấu trúc như array, string, record, object, class,... Cuối cùng là kiểu số thực : real.
Các kiểu số nguyên
Tên kiểu Khoảng cách Dung lượng theo bytes
Byte 0 .. 255 1
Shortint -128 .. 127 1
Smallint -32768 .. 32767 2
Word 0 .. 65535 2
Integer -32768 .. 32767 2 [1]
Longint -2147483648 .. 2147483647 4
Longword 0 .. 4294967295 4
int64 -9223372036854775808 .. 9223372036854775807 8 [2]
QWord 0 .. 18446744073709551615 8 [3]
Cardinal Tương đương với longword
Các kiểu số thực
Tên kiểu Khoảng cách Số chữ số có nghĩa Dung lượng theo bytes
Real Tùy theo nền tảng đang chạy Không rõ 2 hay 4 bytes
Single 1,5*10-45 .. 3,4*1038 7-8 4
Double 5,0*10-324 .. 1,7*10308 15-16 8
Extended 1,9*10-4932 .. 1,1*104932 19-20 10
Comp -2*1064+1 .. 2*1063-1 19-20 8
Currency -922337203685477.5808 .. 922337203685477.5807 19-20 8
Kiểu chữ

Tất cả các kiểu chữ đều có thể lưu được các kí tự trong bảng mã ASCII
Tên Số kí tự lưu được Dung lượng theo bytes
Char 1 1
Widechar ? 2
String 255 ?
Shortstring Tương tự String (255) ?
Ansistring Tùy thuộc vào bộ nhớ (càng nhiều bộ nhớ thì lưu được càng nhiều) ?

3/ Các câu lệnh:
SYSTEM

write(): in ra màn hình liền sau kí tự cuối.
writeln(): in xuống một hàng.
read( ): đọc biến.
readln( ): đọc biến và xuống dòng

Unit CRT

clrscr : xoá toàn bộ màn hình.
textcolor() : in chữ màu.
textbackground() : tô màu cho màn hình.
sound() : tạo âm thanh.
delay() : dừng chương trình trong x miligiây trước khi chạy tiếp
nosound : tắt âm thanh.
windows(x1,y1,x2,y2) : thay đổi cửa sổ màn hình.
highvideo : tăng độ sáng màn hình.
lowvideo : giảm độ sáng màn hình.
normvideo : màn hình trở lại chế độ sáng bình thường.
gotoxy(x,y) : đưa con trỏ đến vị trí x,y trên màn hình.
deline : xoá một dòng đang chứa con trỏ.
clreol : xoá các ký tự từ vị trí con trỏ đến cuối mà không di chuyển vị trí con trỏ.
insline : chèn thêm một dòng vào vị trí của con trỏ hiện hành.
exit : thoát khỏi chương trình.
textmode(co40) : tạo kiểu chữ lớn.
randomize : khởi tạo chế độ ngẫu nhiên.
move(var 1,var 2,n) : sao chép trong bộ nhớ một khối n byte từ biến Var 1 sang biến Var 2.
halt : Ngưng thực hiện chương trình và trở về hệ điều hành.
Abs(n) : Giá trị tuyệt đối.
Arctan(x) : cho kết quả là hàm Arctan(x).
Cos(x) : cho kết quả là cos(x).
Exp(x) : hàm số mũ cơ số tự nhiên ex.
Frac(x) : cho kết quả là phần thập phân của số x.
int(x) : cho kết quả là phần nguyên của số thập phân x.
ln(x) : Hàm logarit cơ số tự nhiên.
sin(x) : cho kết quả là sin(x), với x tính bằng Radian.
Sqr(x) : bình phương của số x.
Sqrt(x) : cho kết quả là căn bậc hai của x.
pred(x) : cho kết quả là số nguyên đứng trước số nguyên x.
Succ(x) : cho kết quả là số nguyên đứng sau số nguyên x.
odd(x) : cho kết quả là true nếu x số lẻ, ngược lại là false.
chr(x) : trả về một kí tự có vị trí là x trong bảng mã ASCII.
Ord(x) : trả về một số thứ tự của kí tự x.
round(n) : Làm tròn số thực n tới số nguyên gần n nhất.
trunc(n) : Làm tròn số thực n tới số nguyên có giá trị tuyệt đối bé hơn n.
Random(n) : cho một số ngẫu nhiên trong phạm vi n.
upcase(n) : đổi kí tự chữ thường sang chữ hoa.
assign(f,'<đường dẫn><tên file>.<phần mở rộng>') : tạo file.
rewrite(f) : ghi file lên đĩa.
append(f) : chèn thêm dữ liệu cho file.
close(f) : tắt file.
erase(f) : xóa.
rename() : đặt lại tên.
str(a: integer,s: string) : đổi từ số a thành xâu s.
length(s) : cho kết quả là chiều dài của xâu.
copy(s: string,a: integer,b: integer) : copy b kí tự từ vị trí a trong xâu s.
insert(x: string,s: string,a: integer) : chèn xâu x vào vị trí a cho xâu s.
delete(s:string,a:integer,b:integer) : xóa b ký tự từ vị trí a trong xâu s.

Unit GRAPH

initgraph(a,b,) : khởi tạo chế độ đồ hoạ.
closegraph; : tắt chế độ đồ hoạ.
setcolor(x) : chọn màu.
outtext() : in ra màn hình tại góc trên bên trái.
outtextxy(x,y,); : in ra màn hình tại toạ độ màn hình.
rectangle(x1,y1,x2,y2): vẽ hình chữ nhật.
line(x1,y1,x2,y2) : vẽ đoạn thẳng.
moveto(x,y) : lấy điểm xuất phát để vẽ đoạn thẳng.
lineto(x,y) : lấy điểm kết thúc để vẽ doạn thảng.
circle(x,y,n) : vẽ đường tròn.
ellipse(x,y,o1,o2,a,b): vẽ hình elip.
floodfill(a,b,n) : tô màu cho hình.
getfillpattern(x) : tạo biến để tô.
setfillpattern(x,a) : chọn màu để tô.
cleardevice; : xoá toàn bộ màn hình.
settextstyle(n,a,b) : chọn kiểu chữ.
bar(a,b,c,d) : vẽ thanh.
bar3d(a,b,c,d,n,h) : vẽ hộp.
arc(a,b,c,d,e) : vẽ cung tròn.
setbkcolor(n) : tô màu nền.
putpixel(x,y,n) : vẽ điểm.
setfillstyle(a,b) : tạo nền cho màn hình.
setlinestyle(a,b,c) : chọn kiểu đoạn thẳng.
getmem(p,1) : chuyển biến để nhớ dữ liệu.
getimage(x1,y1,x2,y2,p): nhớ các hình vẽ trên vùng cửa sổ xác định.
putimage(x,y,p,n) : in ra màn hình các hình vừa nhớ. ...

Unit DOS

getdate(y,m,d,t): lấy các dữ liệu về ngày trong bộ nhớ.
gettime(h,m,s,hund): lấy các dữ liệu về giờ trong bộ nhớ.
findnext(x): tìm kiếm tiếp.
Findfirst($20,dirinfo): tìm kiếm. ...


Nguồn: wikipedia và thpt.ictu.edu.vn
Về Đầu Trang Go down
Takahashi Naoki
Takahashi Naoki
Tước hiệuAdmin

Admin


Thông TinPosts : 34
Rep : 2010

Tài Sản của Takahashi Naoki

Pet:
KudoBotan

List Nhạc:


Một số điều cơ bản cần phải biết khi sử dụng Pascal Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số điều cơ bản cần phải biết khi sử dụng Pascal   Một số điều cơ bản cần phải biết khi sử dụng Pascal I_icon_minitimeTue Jan 22, 2013 10:35 pm

Chúc các thành viên trong diễn đàn 11B1 của chúng ta có một ngày thật tốt lành nhé
Bổ ích, mỗi tội dài quá @_@
Về Đầu Trang Go down
https://vn-galaxy.forumvi.com
 

Một số điều cơ bản cần phải biết khi sử dụng Pascal

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Turbo Pascal 7.0 download (sưu tầm)
» Một số phương pháp điều chế.
» TeamViewer - Phần mềm điều khiển máy tính từ xa
» Văn 11 - Bài tham khảo phân tích Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu(sưu tầm)
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Box Tin Học :: Pascal-